Home / Others / Cẩm nang bắt đầu xây dựng Website từ A-Z năm 2017

Cẩm nang bắt đầu xây dựng Website từ A-Z năm 2017

Bạn là người mới và bạn muốn phát triển kinh doanh online của mình thông qua Website nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Chúng tôi ở đây để gợi ý cho bạn một hướng đi đơn giản nhất.

Việc tạo dựng một trang Web vào năm 2017 là siêu dễ dàng. Tất cả phải mất là ba bước đơn giản.

I. Mua tên miền

II. Chọn nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ

III. Xây dựng trang Web của riêng bạn.

Đầu tiên, chúng ta cùng tìm hiểu những khái niệm cơ bản nhất về Website và lưu trữ Website dựa theo 3 bước trên đậy.

I. Mua tên miền

1.Tên miền là gì?

Tên miền là tên của Website của bạn, nó được dùng để thay thế cho một dãy IP dài và khó nhớ, nó giúp việc truy cập vào một Website nào đó trở nên đơn giản hơn. Do đó, trước khi bạn có thể chạy một trang web, bạn sẽ cần một tên miền.

Nó không phải là vật thể mà bạn có thể chạm vào hoặc nhìn thấy. Nó chỉ đơn thuần là một chuỗi ký tự cung cấp cho trang web của bạn một danh tính. Ví dụ như: “Google.com” là một tên miền, Cũng như Linux.org, hay Dangkykinhdoanh.gov.vn.

Để có miền của riêng bạn, bạn cần đăng ký tên miền của mình với một công ty đăng ký tên miền. Tới đâu bạn sẽ nghe về đuôi tên miền hay phần mở rộng của tên miền. Vậy phần mở rộng này là gì?

2. Phần mở rộng của tên miền

Bạn có thể thấy ở ví dụ trên, phía sau mỗi cái tên sẽ có .com/.org/.gov.vn – đây được xem là phần mở rộng của tên miền.

Phần mở rộng của tên miền thường được phân ra làm 2 là:

  • Phần mở rộng cao cấp dùng chung:
    • .com  .info  .name  .net  .org  .pro  .biz
  • Phần mở rộng của quốc gia:
    • ac .ad .ae .af .ag .ai .al .am .an .ao .aq .ar .as .at .au .aw .ax .az .ba .bb .bd .be .bf .bg .bh .bi .bj .bm .bn .bo .br .bs .bt .bw .by .bz .ca .cc .cd .cf .cg .ch .ci .ck .cl .cm .cn .co .cr .cu .cv .cx .cy .cz .de .dj .dk .dm .do .dz .ec .ee .eg .er .es .et .eu .fi .fj .fk .fm .fo .fr .ga .gd .ge .gf .gg .gh .gi .gl .gm .gn .gp .gq .gr .gs .gt .gu .gw .gy .hk .hm .hn .hr .ht .hu .id .ie .il .im .in .io .iq .ir .is .it .je .jm .jo .jp .ke .kg .kh .ki .km .kn .kp .kr .kw .ky .kz .la .lb .lc .li .lk .lr .ls .lt .lu .lv .ly .ma .mc .md .me .mg .mh .mk .ml .mm .mn .mo .mp .mq .mr .ms .mt .mu .mv .mw .mx .my .mz .na .nc .ne .nf .ng .ni .nl .no .np .nr .nu .nz .om .pa .pe .pf .pg .ph .pk .pl .pn .pr .ps .pt .pw .py .qa .re .ro .rs .ru .rw .sa .sb .sc .sd .se .sg .sh .si .sk .sl .sm .sn .sr .st .su .sv .sy .sz .tc .td .tf .tg .th .tj .tk .tl .tm .tn .to .tr .tt .tv .tw .tz .ua .ug .uk .us .uy .uz .va .vc .ve .vg .vi .vn .vu .wf .ws .ye .za .zm .zw

Việc bạn lựa chọn phần mở rộng của tên miền hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của bạn. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý, có một số phần mở rộng đi kèm với các điều khoản nhất định để bạn có thể sở hữu nó.

Các phần mở rộng phổ biến thường là các phần mở rộng dùng chung hoặc các phần mở rộng theo quốc gia. Phần mở rộng tên miền quốc gia Việt Nam là  .vn/ .com.vn/ .net.vn/ .biz.vn/ .info.vn/ .org.vn/ .gov.vn/ .name.vn/ .edu.vn/ .ac.vn/ .pro.vn/ .health.vn và các phần mở rộng theo vùng miền như: .dongnai.vn .lamdong.vn …

Mỗi tên miền là duy nhất và không thể trùng lặp được. Tuy nhiên, bạn có thể tạo các tên miền phụ – Subdomain – theo tên miền chính của mình. Ví dụ, chúng tôi có tên miền “123host.vn” và chúng tôi tạo thêm tên miền phụ “blog.123host.vn” để tạo trang cung cấp thông tin cho khách hàng của mình.

3. WHOIS

Mỗi tên miền có một hồ sơ truy cập công cộng bao gồm thông tin cá nhân của chủ sở hữu như tên chủ sở hữu, số liên lạc, địa chỉ gửi thư và ngày đăng ký tên miền cũng như ngày hết hạn.

Nó được gọi là hồ sơ WHOIS với các thông tin tra cứu về chủ sở hữu tên miền.

Theo yêu cầu của Tập đoàn Internet cấp số và tên miền (Internet Corporation for Assigned Names and Numbers – ICANN), chủ sở hữu tên miền phải cung cấp các thông tin liên lạc này trên các thư mục WHOIS. Những hồ sơ này có sẵn bất cứ lúc nào cho bất cứ ai thực hiện tra cứu của WHOIS.

Nói cách khác, nếu ai đó muốn biết ai sở hữu một tên miền, tất cả những gì họ làm là thực hiện tìm kiếm WHOIS, gõ tên miền và họ có quyền truy cập vào các chi tiết đăng ký của tên miền này.

4.Bảo mật thông tin tên miền

Như thông tin phía trên, khi bạn đăng kí một tên miền nào đó, bạn cần cung cấp một số thông tin riêng tư của mình hay của doanh nghiệp. Việc này dẫn đến vấn nạn đánh cắp thông tin. Vậy bạn phải làm sao để bảo mật thông tin của chính mình?

Một số bạn lựa chọn các điền thông tin giả. Tuy nhiên, điều này là vi phạm chính sách tên miền của ICANN và có thể khiến bạn bị thu hồi tên miền hoặc sẽ khó có thể lấy lại tên miền nếu như xảy ra tranh chấp.

Để giải quyết tình trạng này, cách an toàn nhất là bạn sử dụng các dịch vụ ẩn thông tin tên miền từ nhà cung cấp. Quyền riêng tư của tên miền sẽ thay thế thông tin WHOIS của bạn bằng thông tin về dịch vụ chuyển tiếp được thực hiện bởi một máy chủ proxy.

5. Đăng ký tên miền

Để đăng ký tên miền, bạn cần chuẩn bị sẵn ý định của mình về tên miền mà mình mong muốn. Sau đó bạn có thể kiểm tra tên miền này xem đã có ai mua nó hay chưa. Nếu có người đã sở hữu nó, bạn có 2 cách:

  • – Chọn một tên miền khác và tiếp tục kiểm tra trước khi đăng ký.
  • – Thương lượng với chủ sở hữu hiện tại của tên miền để mua lại nó (bạn không nên hy vọng quá nhiều vào cách này)

Nếu tên miền bạn kiểm tra chưa có ai đăng ký, hãy nhanh tay đăng ký ngay tên miền đó cho mình. Tùy theo phần mở rộng của tên miền mà bạn chọn, bạn sẽ chi trả các mức giá khác nhau cho nó và có thể sẽ phải cung cấp một số thông tin cần thiết nào đó cho việc kích hoạt tên miền. Nhà cung cấp của bạn sẽ hướng dẫn cho bạn phần này.

II. Chọn nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ Website
1. Dịch vụ lưu trữ Website là gì?

Dịch vụ lưu trữ Website được gọi là Web Host, chính là dịch vụ cung cấp cho bạn một “nơi” để chứa tất cả các dữ liệu Website của mình. Bạn có thể hiểu nó giống như một ngôi nhà và nó giúp bạn lưu trữ tất cả các vật dụng như bàn ghế, quần áo, tủ kệ,.. Còn đối với Web Host, bạn sẽ lưu trữ các dữ liệu của Website như HTML, tài liệu, hình ảnh, video, …

Ngoài ra, các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ Website cũng sẽ cung cấp đầy đủ đường truyền, nguồn điện, chổ đặt máy chủ để đảm bảo cho hoạt động Website của bạn.

Một cách rõ ràng hơn, khi bạn thuê một máy chủ để lưu trữ Website của mình, nhà cung cấp sẽ đưa cho bạn những lựa chọn khác nhau cho nhu cầu của bạn nhưng, những lựa chọn này sẽ đều có điểm chung là được đảm bảo đặt tại Data Center với nguồn điện và đường truyền kết nối Internet ổn định.

2. Nhà cung cấp Web Host và Data Center

Thuật ngữ “nhà cung cấp Web Host” là dùng để chỉ người sẽ cho bạn thuê không gian lưu trữ và đảm bảo các yêu cầu về hỗ trợ bạn trong quá trình sử dụng.

Data Center là nơi bạn sẽ đặt máy chủ của mình. Data Certer thường là một tòa nhà lớn với những điều kiện “sinh tồn” bắt buộc phải có cho máy chủ như: không gian, môi trường, nguồn điện, đường truyền, các thiết bị an ninh bảo mật, hệ thống báo cháy,.. Tất cả những điều này hợp lại để đảm bảo cho máy chủ có thể hoạt động suốt 24/24.

Một nhà cung cấo Web Host không nhất định phải có Data Center của riêng mình vì chi phí để xây dựng một Data Center là rất cao. Họ có thể thuê chổ đặt tại các Data Center có sẵn, uy tín và đặt máy chủ của mình tại đó.

3.Các loại Web Host

Như đã đề cập phí trên, khi bạn muốn thuê dịch vụ lưu trữ Website, nhà cung cấp sẽ đưa ra cho bạn rất nhiều lựa chọn. Tuy nhiên, bạn là người mới và bạn chưa biết đâu là lựa chọn phù hợp dành cho mình. Chúng tôi đã liệt kê dưới đây các dịch vụ lưu trữ phổ biến dành cho bạn.

a. Share Hosting

Share Hosting – chia sẻ lưu trữ là hình thức lưu trữ khá phổ biến cho người mới.

Với gói chia sẻ lưu trữ, Website của bạn sẽ được đặt trên máy chủ chung với nhiều Website khác có thể đến hàng trăm hoặc hàng ngàn Website trên cùng một máy chủ. Tất cả các Website cùng máy chủ này sẽ cùng nhau chia sẻ một tài nguyên chung của máy chủ, chẳng hạn như RAM và CPU.

Ưu điểm của chia sẻ lưu trữ chính là chi phí rất thấp, hầu hết các trang web có lưu lượng truy cập vừa phải chạy phần mềm chuẩn đều lựa chọn lưu trữ trên máy chủ loại này. Chia sẻ lưu trữ cũng không đòi hỏi bạn phải biết quá nhiều về các kỹ năng kỹ thuật để sử dụng nó, nhà cung cấp của bạn sẽ hỗ trợ bạn trong các vấn đề về kỹ thuật.

Nhược điểm của nó là bạn không có quyền truy cập root, khả năng để xử lý bị giới hạn, hiệu suất Website của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi trực tiếp bởi các Website khác trên cùng một máy chủ.

b. Máy chủ riêng ảo – VPS

Cũng giống như chia sẻ lưu trữ, VPS cũng là hình thức nhiều Website cùng lưu trữ trên một máy chủ. Tuy nhiên, VPS đã được chia những tài nguyên cụ thể của riêng nó, do đó bạn có thể lưu trữ Website của mình như đang sở hữu một máy chủ của riêng của mình. Và đương nhiên, bạn cũng phải trả một cái giá cao hơn cho nó.

Ưu điểm của nó là người dùng có thể có quyền truy cập root vào không gian ảo của riêng họ và môi trường lưu trữ bảo mật tốt hơn.

Nhược điểm của VPS là hạn chế khả năng xử lý các mức lưu lượng truy cập cao hoặc đột biến, hiệu suất trang web của bạn vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi các trang web khác trên máy chủ.

c. Máy chủ chuyên dụng- Dedicated Server

Một máy chủ chuyên dụng cung cấp cho bạn sự kiểm soát tối đa đối với kế hoạch lưu trữ Website của mình. Đây là lựa chọn gần như tuyệt vời nhất cho các kế hoạch lưu trữ. Nếu bạn có Website lớn hoặc có nhiều Website, dự án,.. Lựa chọn một máy chủ chuyên dụng là khá ổn cho bạn.

Nhược điểm đi kèm với nó là chi phí lớn hơn. Các máy chủ chuyên dụng rất tốn kém và chỉ được khuyến cáo cho những ai cần kiểm soát tối đa và hiệu suất máy chủ tốt hơn.

d. Cloud

Cloud lưu trữ cung cấp khả năng không giới hạn để xử lý lưu lượng truy cập cao hoặc lượng traffic tăng đột biến. Cách thức hoạt động của nó là: Một nhóm các máy chủ (gọi là đám mây) làm việc cùng nhau để lưu trữ một nhóm các trang web. Điều này cho phép nhiều máy tính làm việc cùng nhau để xử lý lưu lượng truy cập cao hoặc đột biến cho bất kỳ trang web cụ thể nào.

Nhược điểm của nó là nhiều thiết lập đám mây không cung cấp truy cập root (yêu cầu thay đổi cài đặt máy chủ và cài đặt một số phần mềm), chi phí cao hơn.

4. Vậy bạn làm thế nào để chọn đúng máy chủ lưu trữ?

Điều tiên quyết để bạn có thể chọn được một nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ tốt cũng như chọn được gói lưu trữ phù hợp với mình đó là đặt ra câu hỏi.

Bạn có thể tìm thấy hoặc được giới thiệu rất nhiều nhà cung cấp khác nhau với các gói dịch vụ khác nhau. Vậy bạn làm sao để có thể lựa chọn? Có hàng trăm câu hỏi mà bạn có thể đặt ra cho các nhà cung cấp trước khi đi đến quyết định cuối cùng của bạn. Bằng cách này, bạn sẽ nhận được một bức tranh rõ ràng về những gì bạn sẽ nhận được khi thuê gói dịch vụ cũng như thông qua đó bạn cũng thấy được tháy độ mà nhà cung cấp cung đối xử với khách hàng của họ, và nếu họ là một tổ chức bạn có thể tin cậy bạn có thể dễ dàng đưa ra lựa chọn của mình.

Một số câu hỏi mà bạn có thể hỏi nhà cung cấp trước khi đưa ra quyết đinh:

  •  “Thời gian hoạt động có được đảm bảo không?”
    Bạn hãy chú ý gói dịch vụ có được đảm bảo thời gian hoạt động trong thỏa thuận bằng văn bản hãy không? Thời gian hoạt động ảnh hưởng rất nhiều đến thứ hạng và công việc kinh doanh của bạn, do đó bảo đảm thời gian hoạt động càng cao càng tốt. Nếu thời gian hoạt động đảm bảo dưới 99,9% bạn hãy trực tiếp bỏ qua nhà cung cấp đó.
  •  “Chi phí bao nhiêu?”
    Thông thường chi phí sẽ được công khai trên trang chủ của nhà cung cấp. Tuy nhiên, nếu bạn có một vài yêu cầu đặc biệt nào đó, đừng quên hỏi rõ chi phí mà mình sẽ bỏ ra cũng như thời gian thanh toán cho gói dịch vụ.
  •  “Máy chủ được đặt ở đâu? Bạn có thể chọn vị trí máy chủ của bạn không? ”
    Một máy chủ gần với người dùng của bạn cho phép trang web của bạn tải nhanh hơn cho họ. Hãy chú ý đến vị trí đối tượng tìm năng của bạn khi lựa chọn chổ đặt máy chủ.
  •  “Cấp độ hỗ trợ khách hàng / kỹ thuật được cung cấp như thế nào?”
    Hãy xác nhận xem nhà cung cấp có thể hỗ trợ trong những thời gian nào. Một điều mặc định là các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ thường sẽ đảm bảo hỗ trợ 24/24. Tuy nhiên, bạn nên tự mình kiểm tra lại một chút để đảm bảo những gì họ nói là sự thật bởi nó ảnh hưởng đến hoạt động của bạn sau này nếu không may bạn gặp sự cố.
  •  “Các điều khoản và lệ phí gia hạn là gì?”
    Thông thường khi đăng kí lần đầu, có thể bạn đến từ một chương trình khuyến mãi và sẽ đăng ký ở mức chiết khấu rằng. Nhưng sẽ có những thay đổi khi bạn gia hạn hợp đồng – hãy chắc chắn rằng bạn biết được những chi tiết đầy đủ.
  •  “Khả năng mở rộng về sau của bạn là gì?”
    Nếu bạn bắt đầu với kế hoạch chia sẻ máy chủ, bạn có thể mở rộng không gian của bạn sau đó hoặc chuyển sang máy chủ chuyên dụng hay không? Tìm hiểu các giao thức nâng cấp máy chủ của nhà cung cấp sẽ tốt cho sự chuẩn bị của bạn. Ví dụ: họ có thể cập nhật và nâng cấp các máy chủ của họ mà không cần thời gian chết không? Nếu vậy, làm thế nào? Trong những giờ nào trong ngày họ thực hiện những cập nhật đó? Các thủ tục bạn cần thực hiện để nâng cấp dịch vụ của mình là gì.
  •  “Nhà cung cấp có cho bạn thử nghiệm miễn phí không?”
    Hầu như mọi nhà cung cấp đều có ít thời gian nhất định để bạn có thể thử nghiệm gói dịch vụ. Bạn hãy hỏi họ về vấn đề này trong trường hợp phân vân không biết đâu là gói dịch vụ phù hợp cho bạn.
III. Xây dựng Website của riêng bạn

Đây là thời gian thú vị nhất dành cho bạn. Sau khi bạn đã chuẩn bị cho mình tên miền và dịch vụ lưu trữ Website. Bạn cần phải tạo một trang Web cho riêng mình. Bằng cách nào? Chúng tôi cung cấp cho bạn 2 phương pháp sau đây:

Phương pháp 1: Tự lập trình

Bạn có thể tự mình tạo ra một Website chuyên nghiệp, độc đáo, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của bản thân nếu bạn biết về các ngôn ngữ lập trình. Nếu không, bạn hãy liên hệ vơi một nhà thiết kiết Website chuyên nghiệp.

Các kỹ năng bắt buộc: HTML, CSS, JavaScript, Cơ sở dữ liệu (mySQL hoặc PostgreSQL)

  •  HTML (Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản)
    HTML dùng để tạo nên bổ cục của giao diện website. Nó có rất nhiều thẻ khác nhau và mỗi thẻ sẽ có những nhiệm vụ nhất định. Nó bao gồm các thẻ tuần tự có sự mở và đóng, và cấu trúc một từ khóa được bao quanh bởi Chân kẹp. Ví dụ: <strong> </ strong>
  •  CSS (Cascading Style Sheets)
    CSS là ngôn ngữ tạo kiểu được sử dụng để đánh dấu, trang trí cho HTML của một trang web. Nếu không có CSS, một trang web sẽ không có gì ngoài một trang trắng lớn có một số văn bản và hình ảnh lộn xộn trên đó. CSS là giúp website hiển thị như ý muốn thiết kế.
  •  Script
    HTML và CSS sẽ không là gì nếu không có Script bởi vì chúng sẽ không tương tác được với nhau. Để tạo một trang web động đáp ứng với người dùng, bạn cần các ngôn ngữ như JavaScript và jQuery. Các ngôn ngữ phía máy chủ như PHP, Python và Ruby cũng có thể cần thiết.
  •  Quản lý cơ sở dữ liệu
    Để lưu trữ, quản lý và truy cập vào dữ liệu người dùng nhập vào của một trang web, bạn sẽ có một bảng thông tin lớn được gọi là cơ sở dữ liệu. Một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu như MySQL, MongoDB và PostgreSQL được sử dụng ở phía máy chủ để thực hiện công việc này hiệu quả.
  •  FTP (File Transfer Protocol)
    FTP được sử dụng để chuyển các tập tin nguồn của trang web sang máy chủ lưu trữ dễ dàng hơn.

Đây là tổng quan của quá trình làm thế nào bạn có thể tạo ra một trang Web bằng cách tự lập trình – code, giả định rằng bạn biết các ngôn ngữ web cơ bản và trang web cần thiết như đã đề cập ở trên.

Bước 1: Thiết lập môi trường làm việc cục bộ bằng IDE

Để tạo và tổ chức các tệp nguồn của trang web, một môi trường làm việc tốt là rất quan trọng. Bạn có thể tạo một môi trường phát triển web trên thiết bị máy tính bằng cách cài đặt một IDE (Integrated Development Environment). Một IDE về cơ bản bao gồm Text Editor, Build Automation và Debugger.

Sublime Text và Atom là một số IDE cơ bản dành cho phát triển Web hỗ trợ HTML, CSS, JS, PHP, Python và các ngôn ngữ Web tương tự.

Mặt khác, có IDE mở rộng như Adobe Dreamweaver cung cấp một số ít các tính năng khác.

Bước 2: Lập kế hoạch và thiết kế trang Web

Cấu trúc website và hệ thống dẫn đường có tầm quan trọng to lớn. Trước tiên, bạn phải hiểu bạn muốn cung cấp nội dung của bạn như thế nào. Lập kế hoạch về  menu điều hướng, bao nhiêu cột hoặc lĩnh vực, nội dung gì. Bao nhiêu hình ảnh bạn muốn xuất hiện và ở đâu.

Thường thì sử dụng Adobe Photoshop hoặc bạn tự phác thảo trên giấy và tạo ra một bản vẽ thô của Website là nhanh nhất. Bạn có thể cần phải thực hiện các bảng vẽ thô khác nhau cho các trang khác nhau, ví dụ: trang chủ, trang liên hệ, trang dịch vụ,..

Bước 3: Chỉnh sửa Thiết kế sử dụng HTML và CSS

Sau khi bạn hoàn thành việc thiết kế thô cho các trang web của mình trong Adobe Photoshop, bạn có thể bắt đầu viết mã nguồn.

Đây là phần dễ nhất. Tạo các đánh dấu HTML cho các phần tử Web bạn muốn và sử dụng CSS để trang trí chúng theo các thiết kế bạn đã thực hiện.

Bước 4: Làm cho nó hấp dẫn hơn với JavaScript và jQuery

Những trang Web dựa trên HTML và CSS đã không còn tồn tại, bởi vì giao diện người dùng sử dụng không thể kiểm soát được chỉ với HTML và CSS.

Bạn có thể sử dụng các ngôn ngữ kịch bản như JavaScript và jQuery để kiểm soát hoạt động của người dùng cho các biểu mẫu, đăng nhập, trình đơn hoặc bất cứ nơi nào bạn cần.

Bước 5: Tải tệp lên máy chủ bằng ứng dụng FTP

Bước cuối cùng là tải tất cả các tệp nguồn của bạn lên máy chủ web. Cách tốt nhất và dễ dàng nhất để xử lý nó là thông qua FTP.

Đầu tiên, bạn tải FTP về máy tính của bạn và kết nối nó với máy chủ web của bạn bằng cách sử dụng một tài khoản FTP. Sau khi bạn đã kết nối thành công với tài khoản FTP, hãy sao chép tất cả các tệp tin cục bộ của bạn vào thư mục gốc của thư mục Web của bạn.

Phương pháp 2: Dùng mã nguồn mở

Kỹ năng bắt buộc: Hoạt động cơ bản của máy tính và Internet (Tốt hơn nếu bạn biết các kiến ​​thức cơ bản về HTML, CSS và PHP)

Một CMS hoặc một Hệ thống Quản lý Nội dung được xây dựng chiến lược phìù hợp với người mới bắt đầu. Đây là một ứng dụng phần mềm giúp bạn tạo và quản lý nội dung trực tuyến dễ dàng. Hầu hết trong số họ là mã nguồn mở và tự do sử dụng.

Nếu bạn biết các kiến ​​thức cơ bản về HTML, CSS hoặc PHP, điều đó là thuận lợi cho bạn. Đây không phải là vấn đề lớn nếu bạn không biết vì các nền tảng này. Dưới đây là ba lựa chọn miễn phí hàng đầu của nền tảng CMS bạn có thể lựa chọn theo nhu cầu của bạn.

So sánh nhanh

  WordPress Joomla Drupal
Giá cả Miễn phí Miễn phí Miễn phí
Sử dụng 311.682 triệu 26.474 triệu 31.216 triệu
Các chủ đề miễn phí 4.000+ 1.000+ 2,000+
Plugins miễn phí 45.000+ 7.000+ 34.000+
Ưu điểm Tùy chỉnh, dễ sử dụng, tài nguyên nhiều, cộng đồng xuất sắc hỗ trợ Dễ học, cổng thông tin giúp đỡ tuyệt vời, có thể được sử dụng cho các mạng xã hội, cập nhật tích hợp liền mạch, các tùy chọn tích hợp hơn Thêm nhiều kỹ thuật hơn, các trang web thường hoạt động tốt hơn, bảo mật cấp doanh nghiệp
Nhược điểm Cần mã cho các tuỳ chỉnh hình ảnh chính, bản cập nhật có thể gây ra sự cố với các plugin Các module rất khó để duy trì, CMS không dễ như WordPress, không tiên tiến như Drupal Người dùng cần kiến ​​thức cơ bản về HTML, PHP và các ngôn ngữ phát triển web khác

 

Trên đây là một số giới thiệu cơ bản về việc bạn làm thế nào để bắt đầu một trang Web kinh doanh của riêng mình. Để lại bình luận hoặc phản hồi cho chúng tôi nếu bạn có bất kì thắc mắc hay ý kiến đóng góp nào nhé!

Rate this post

About admin

Check Also

8 điều mà bạn có thể làm với VPS ngoài việc lưu trữ website

VPS là một nền tảng tuyệt vời để lưu trữ website của bạn, nhưng ngoài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.