Home / Tin tức / 16 Cách tăng tốc website wordpress mà không phải thay đổi Hosting

16 Cách tăng tốc website wordpress mà không phải thay đổi Hosting

Lợi ích của việc tăng tốc website

Một nghiên cứu của Akamai đã chỉ ra rằng 47% người dùng mong đợi một website load ít hơn 2s và 40% người dùng sẽ rời khỏi trang web nếu nó load từ 3s trở lên. Hơn thế, với việc tăng thời gian tải trang từ 2 lên 10 giây có thể khiến tỷ lệ khách hàng rời khỏi website của bạn tăng lên 38%.

tăng tốc website

Trên đây là những con số chỉ ra được sự quan trọng của việc tăng tốc website. Ngoài ra, còn rất rất nhiều dẫn chứng mà bạn có thể dễ dàng tìm được trên mạng chỉ ra mối liên hệ giữa tốc độ website tới traffic, tỷ lệ tương tác và lợi nhuận. Vậy làm thế nào để có thể cải thiện vấn đề này. Dưới đây là 16 cách giúp bạn tăng tốc website wordpress của mình.

1. Loại bỏ những Plugin và add-ons không cần thiết

Những plugin và add-on không cần thiết có thể làm giảm tốc độ website của bạn đi rất nhiều và bạn càng phải đặc biệt chú ý nếu bạn đang sử dụng WordPress.

Bạn cần lưu ý rằng việc web nặng hay không không phụ thuộc vào số lượng mà còn phụ thuộc vào loại plugin gì. Một trang web với 50 plugin cũng có thể tải nhanh hơn một trang web có 10 Plugin. Nói chung, bạn nên tránh những plugin sẽ tải nhiều script cũng như các plugin truy vấn cơ sở dữ liệu….

Để có thể lọc bớt số lượng plugin cần thiết, bạn có thể sử dụng P3 ( Plugin Performance Profiler) để xem thời gian và mức độ ảnh hưởng của plugin tới website của bạn.

2. Giới hạn số lượng đăng ký hoặc loại bỏ những nút chia sẻ trên website của bạn.

Nếu như bạn tin rằng bạn cần phải có tới 100 nút chia sẻ trên mạng xã hội để viral website thì có lẽ bạn đã lầm. Chưa có một nghiên cứu nào chỉ rõ là số lượng traffic website của bạn tỷ lệ thuận với số lượng nút chia sẻ cả nhưng đã có nghiên cứu chỉ ra website chậm sẽ làm giảm lượng truy cập và có quá nhiều nút chia sẻ là một trong những nguyên nhân gây ra điều đó.

Giải pháp cho việc này không gì khác hơn là hạn chế/loại bỏ các nút chia sẻ trên mạng hoặc cấu hình lại để những này không cấu hình đồng bộ để tránh sự gián đoạn của 1 trang mạng xã hội có thể ảnh hưởng tới website của chúng ta.

3. Quá trình tải analytics và quảng cáo có thể  ảnh hưởng tới tốc độ website

Những đoạn code tracking từ google analytics và quảng cáo có thể cản trở đáng kể tới tốc độ website của bạn.  Bạn có thể dễ dàng ngăn chặn vấn đề này bằng cách định cấu hình tất cả mã theo dõi để tránh tình trạng này làm chậm website của bạn

4. Bật Caching

Caching đảm bảo cho việc trải nghiệm người dùng trên website được nhanh hơn bằng cách lưu trữ bộ nhớ trên trình duyệt và dễ dàng cung cấp lại thông tin đó cho người dùng một cách nhanh chóng mà không phải tải lại.

tăng tốc website

Việc bật caching cho trang website của bạn có thể làm tăng tốc website một cách đáng kể. và một nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc bật bộ nhớ đệm có thể làm giảm thời gian tải của 1 website từ 2,4s xuống 0,9s.

Có rất nhiều cách để bạn kích hoạt caching cho website. Với website wordpress, chúng tôi nghĩ bạn nên sử dụng một trong các Plugin sau:

  • W3 Total Cache
  • W3 Super Cache

5. Sử dụng mạng lưới phân phối nội dung (CDN)

Chỉ chú ý tới điều này nếu như bạn muốn website của mình hiển thị tốt với các đối tượng ở các quốc gia khác với nơi mình đặt máy chủ.

CDN giải quyết vấn đề truy cập thì khu vực khác bằng cách phân phối các tệp tin trên trang web của bạn qua mạng các máy chủ ở các địa điểm khác nhau trên thế giới.

6. Theme của website

Chính xác thì theme của website sẽ ảnh hưởng tới tốc độ website như thế nào? Rất nhiều! Bạn có thể tưởng tượng ra mức ảnh hưởng khi giảm tốc độ tải trang web từ 630ms xuống còn 172ms chỉ bởi việc chuyển theme. Giảm 4 lần.

Ngay cả những cấu hình máy chủ tốt nhất cũng sẽ không cứu được website của bạn nếu bạn sử dụng những theme quá cồng kềnh.

7. Cài đặt Google Pagespeed trên máy chủ của bạn

Module Pagespeed là một máy chủ với mã nguồn mở của google được tạo ra với việc tự động tối ưu hóa tốc độ trang website của bạn. Nó thực hiện sửa đổi máy chủ và tệp của bạn theo các yêu cầu về hiệu suất mà không yêu cầu bạn phải làm bất cứ điều gì.

Nếu như bạn am hiểu về công nghệ, bạn có thể tự cài đặt Google PageSpeed. Nếu bạn không am hiểu về công nghệ, bạn có thể yêu cầu những nhà cung cấp hoặc quản trị website cài đặt giúp bạn

8. Tối ưu hóa và giảm kích thước hình ảnh

Hình ảnh không được tối ưu hóa có thể rất nặng và  kết quả là sử dụng rất nhiều tài nguyên máy chủ cũng như khiến website của bạn trở nên chậm chạp. Nếu kích thước hình ảnh trung bình của bạn là 1mb cho tới hơn 2mb thì bạn sẽ có rất nhiều chuyện phải làm đó. Bạn có thể sử dụng các công cụ sau đây để giảm đáng kể kích thước hình ảnh của mình:

  • WP Smush
  • EWWW Image Optimizer
  • Kraker
9. Bật tính năng nén Compression

Bạn có thể thấy hiệu quả bằng cách thử nén một tập tin. Một tập tin 60MB có thể được nén xuống chỉ còn 5MB. Đối với website, Gzip sẽ tự động nén các tệp trang web của bạn thành file .zip, giảm đáng kể kích thước tệp và tăng tốc độ website của bạn. Nếu bạn muốn bật tính năng Gzip cho website, bạn có thể tham khảo bài hướng dẫn sau

10. Thường xuyên tối ưu hóa cơ sở dữ liệu

Việc tối ưu hóa cơ sở dữ liệu thường không được chú ý. Tuy nhiên, nó đem lại khá nhiều hiệu quả, đặc biệt là đối với WordPress.

Việc sử dụng wordpress cũng như các plugin của nó sẽ làm tăng lượng dữ liệu được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu, làm website của bạn ngày càng chậm. Điều này đặc biệt áp dụng cho các Plugin lưu các bản ghi, thống kê và thông tin người dùng.

Bạn có thể tăng tốc website bằng cách thường xuyên dọn dẹp cơ sở dữ liệu. Quá trình này có thể được tự động hóa bằng Plugin WP-Optimize

11. Giảm Javascript và CSS

tăng tốc website

Nếu website của bạn sử dụng quá nhiều JavaScript và CSS, điều này sẽ gây ảnh hưởng khá lớn tới tốc độ của website. Việc giảm thiểu các tệp JavaScript và CSS có thể thực hiện bằng cách tập trung chúng vào 1 nơi để dễ kiểm soát và cải thiện.

12. Kết hợp hình nền của bạn vào hình ảnh Sprites

Người dùng yêu cầu càng nhiều, trang web của bạn sẽ càng chậm hơn. Hầu hết các mẫu trang web được tạo thành từ nhiều hình nền và điều này tạo ra rất nhiều yêu cầu mỗi khi có khách hàng truy cập website.

Bạn có thể tăng tốc website bằng việc kết hợp những hình ảnh trên website thành một và khi khách truy cập thì chỉ gửi một yêu cầu. Bằng việc kết hợp này, bạn có thể làm giảm lượng yêu cầu.

13. Bật HTTP

Thông thường, khi một khách gửi yêu cầu truy cập tệp tin từ máy chủ của bạn, nó sẽ lấy từng tập tin riêng lẻ; Nói cách khác, một kết nối sẽ đóng lại nếu bạn đã có được tập tin của mình và sẽ mở ra nếu bạn yêu cầu lần nữa.

Sử dụng HTTP keep-alive đảm bảo tất cả các yêu cầu tệp tin tới máy chủ sẽ được thực hiện thông qua một kết nối mở duy nhât, dẫn đến trang web nhanh hơn cho người dùng

14. Sửa những link không hoạt động trên website của bạn

Mặc dù những link nội bộ không hoạt động trong nội dung bài viết sẽ không ảnh hưởng tới tốc độ trang web của bạn nhưng các liên kết bị hỏng trong JavaScript, CSS và URL hình ảnh có thể khiến cho website của bạn bị chậm; Hãy chắc chắn cải thiện những liên kết đã bị hỏng để tăng tốc website của bạn

15. Tránh việc dùng hình ảnh với Hotlinking

Đây là một thuật ngữ dành cho những hình ảnh được đăng trên website của bạn với đường link của một trang web khác thay vì bạn phải tải hình ảnh đó về và upload. Về cơ bản, điều này giúp bạn giảm được một chút băng thông. Tuy nhiên, bạn sẽ không hoàn toàn kiểm soát được tốc độ website nếu những trang web đang lưu trữ hình ảnh của bạn không hoạt động hoặc hoạt động kém.

Hãy đảm bảo lưu trữ hình ảnh của bạn trên chính website của bạn nếu bạn muốn đảm bảo vấn đề tăng tốc website. Tương tự với các loại phương tiện khác như video, mp3…

16. Tránh việc người khác sử dụng hình ảnh của bạn

Ngoài việc tránh sử dụng hình ảnh của người khác, bạn cũng nên tránh luôn việc người khác sử dụng hình ảnh và link dẫn về từ website của mình.

Khi mọi người liên kết hình ảnh của bạn, họ đang sử dụng chính băng thông của bạn khi có một người dùng trên website của họ cố gắng xem các hình ảnh đó. Bạn có thể ngăn chặn điều này bằng cách vô hiệu hóa hotlinking các hình ảnh được lưu trữ trên máy chủ của bạn

Kết luận: Sau khi đã làm lần lượt 16 bước trên, đã tới lúc bạn kiểm tra lại việc tăng tốc website của mình và tận hưởng thành quả. Và nếu tốc độ website vẫn chưa đạt được đúng mong muốn, đó là tới lúc bạn nên tìm một nhà cung cấp hosting giá rẻ khác, phù hợp hơn với nhu cầu của bạn

Chúc bạn thành công

 

5 (100%) 1 vote

About admin

Check Also

Internet đang bị đe dọa bởi sự phát triển của Botnet

Chỉ 1 năm sau khi phần mềm độc hại IoT của Mirai gây ra tình …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.